Báo cáo thống kê của nhà xuất bản Scholastic: Có người làm gương đọc sách sẽ giúp trẻ yêu thích việc đọc sách hơn

 “Khi trẻ biết người lớn xung quanh trân trọng việc đọc sách, ta sẽ xây dựng được một văn hóa đọc lớn mạnh hơn ở gia đình và nhà trường”. 

                                            Theo Michael Haggen, Chief Academic Officer, Scholastic Education


Trẻ em cần được hỗ trợ chọn sách 



4/10 trẻ đồng ý (42%) rằng các em cảm thấy khó khăn trong việc chọn sách mà các em thích. Tỷ lệ này còn cao hơn nhiều (59%) đối với những trẻ ít đọc sách và đúng với phân nửa trẻ em dưới 9 tuổi. Tương tự, gần như 1/3 phụ huynh (28%) đồng ý rằng con họ gặp khó khăn khi chọn sách. Tỷ lệ này tăng lên đối với những phụ huynh ít đọc sách và phụ huynh có con lớn hơn 8 tuổi. Mặc dù có sự tương đồng trong các đường xu hướng, ta vẫn nhận thấy có sự khác biệt giữa phụ huynh và trẻ em khi đánh giá khó khăn này: Ít hơn ⅓ phụ huynh so với trẻ em cho rằng con của họ cảm thấy khó khăn khi chọn sách.

“Tôi là một độc giả trung thành. Tôi đọc nhiều sách cho con trai của mình khi bé còn nhỏ vì tôi mong rằng bé sẽ ngày càng thích đọc sách hơn. Tôi cũng đọc sách thường xuyên cho các con gái nhỏ, và đứa 7 tuổi đã có thể bắt đầu tự đọc sách. Tôi vô cùng háo hức khi ngắm nhìn các con mình lớn lên và yêu thích sách ở những mức độ khác nhau.” - Phụ huynh của một thiếu niên 17 tuổi chia sẻ. 


Những trẻ đọc sách thường xuyên có nhiều tấm gương từ những người lớn xung quanh hay đọc sách hơn 

Phụ huynh của những trẻ thường xuyên đọc sách xem việc đọc sách vì yêu thích quan trọng so với phụ huynh của những trẻ ít đọc (95% so với 70%). Sự khác biệt lớn nhất là khi so sánh những phụ huynh đồng ý rằng việc đọc sách vì yêu thích rất quan trọng (70% so với 27%). Phụ huynh của những trẻ hay đọc sách hầu như cũng là những độc giả trung thành với sách (39% so với 16%).


Những trẻ đọc nhiều thường gặp những người cũng thích đọc: 82% trẻ nói rằng nhiều hoặc gần như toàn bộ những người các em quen đều thích đọc sách, so với 34% của nhóm những trẻ ít đọc. Và có vẻ như tần suất đọc sách giảm khi trẻ lớn lên, có một sự giảm rõ rệt về số lượng trẻ nói điều này: 77% trẻ từ 6-8 tuổi nói rằng nhiều hoặc gần như toàn bộ những người các em quen thích đọc sách, và tỷ lệ này giảm xuống 66% trong nhóm 9-11 tuổi, 56% ở nhóm 12-14 tuổi và chỉ còn 48% ở nhóm 15-17 tuổi. 

Như vậy, có những tấm gương về đọc sách đóng vai trò quan trọng trong việc biến việc đọc sách thành một phần thiết yếu trong đời sống của trẻ. Hình mẫu này không chỉ là phụ huynh, mà có thể là các thành viên trong gia đình, bạn bè, hiệu trưởng, giáo viên và thủ thư -  bất cứ ai mà trẻ gặp gỡ và có thêm động lực để đọc sách. 

Phụ huynh của một bé 11 tuổi chia sẻ: 

“Nhà tôi toàn những người thích đọc, nhất là những câu chuyện hay. Điều này quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, trí tuệ và niềm vui cá nhân của chúng tôi.”


Những trẻ đọc sách thường xuyên có nhiều cơ hội đọc sách ở nhà



Thực tế là không phải mọi trẻ em đều có thể được đọc sách, cho dù là sách ở nhà hay ở đâu khác. Trung bình có 103 quyển sách trong tủ sách gia đình của nhóm trẻ 6-17 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ này chênh lệch lớn, đáng chú ý nhất là những trẻ hay đọc có trung bình 139 quyển sách ở nhà so với nhóm còn lại chỉ có 74 quyển. Xu hướng này diễn ra tương tự khi xét trên thu nhập, chủng tộc và sắc tộc. Những hộ có thu nhập hằng năm từ 100.000 đô trở lên có số lượng sách gần gấp đôi so với những hộ thu nhập dưới 35.000 đô (125 so với 73). Trẻ em các nước nói tiếng Tây Ban Nha và trẻ em da đen có ít sách tại nhà hơn so với trẻ em da trắng, trẻ em đa chủng tộc, trẻ em châu Á và các trường hợp khác. 

“Tôi luôn có sách trong mái nhà mà tôi lớn lên và tôi thích đọc sách. Tôi đảm bảo con mình cũng sẽ được tiếp cận với sách giấy, sách điện tử (ebooks) và các định dạng sách khác.” - Phụ huynh của một bé 11 tuổi chia sẻ.


Tủ sách lớp học và thư viện trường học cần có nhiều sách mà trẻ muốn đọc

Trẻ gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận sách không chỉ ở nhà mà còn ở trường: 

Chỉ 43% trẻ trong độ tuổi đi học có tủ sách ở lớp học - Tủ sách do giáo viên sưu tầm và trưng bày trong lớp để học sinh dễ tiếp cận. Trong đó, chỉ ⅓ trẻ nói rằng tủ sách này có đủ các loại sách mà các em muốn đọc. 

Một tủ sách hiệu quả phải bao gồm: 

  1. Sách khiến trẻ cười khoái chí khi đọc
  2. Sách có sự đa dạng nhân vật và cốt truyện 
  3. Sách mang đến cơ hội khám phá thế giới cũng như cho trẻ thấy được chính mình trong trang sách



Tủ sách lớp học đặc biệt quan trọng vì những trẻ có một tủ sách hiệu quả trong lớp học nhiều khả năng sẽ trở thành những người thường xuyên đọc sách:

Nhóm 6-8 tuổi: 60% trẻ có tủ sách lớp học hiệu quả là những người hay đọc sách, so với 51% ở nhóm đối lập. 

Nhóm 9-11 tuổi: sự chênh lệch là 40% và 31% và nhóm 12-14 tuổi, cách biệt thu hẹp còn 26% và 23%. 

Nhóm 15-17 tuổi: cách biệt một lần nữa gia tăng với 17% trẻ có tủ sách lớp học hiệu quả trở thành những người hay đọc sách, so với chỉ 10% ở nhóm đối lập.

Ngoài ra, dù 70% trẻ trong độ tuổi đi học nói rằng các em có thư viện trường, chỉ 56% cho rằng thư viện có đủ những sách mà các em muốn đọc. Hơn nữa, nhiều tài liệu cho thấy rằng số lượng những thư viện trường học hoặc chuyên viên truyền thông thư viện được cấp chứng chỉ đã giảm. Theo phân tích dữ liệu năm 2016 của National Center for Education Statistics (NCES) được thực hiện bởi National Education Association, chỉ 62% các trung tâm truyền thông thư viện ở trường tiểu học có tối thiểu một nhân sự làm toàn thời gian là những chuyên viên trung tâm truyền thông/thư viện có chứng chỉ quốc gia. Một nghiên cứu năm 2011 của School Library Journal bổ sung rằng nhờ các chuyên viên truyền thông thư viện mà điểm đọc sách của học sinh tăng lên; đồng thời, theo Kids & Family Reading Report, khả năng những trẻ thường xuyên đọc có thêm động lực đọc sách từ các thủ thư gấp đôi so với nhóm đối lập (37% so với 18%). 

Nhìn chung, những trẻ hay đọc thường có khả năng trích dẫn từ nhiều nguồn sách hơn,có thể kể đến thư viện công cộng, hội chợ và câu lạc bộ sách ở trường.


Chọn sách đa dạng thể loại và hình thức 

Khi trẻ lớn lên, mối quan tâm của trẻ cũng lớn theo. Vì vậy, khi cho trẻ tiếp cận với sách, ta cần đảm bảo sự đa dạng về thể loại và hình thức của sách. Nhìn chung, hai hình thức phổ biến nhất đối với trẻ là sách nhiều chương và truyện dài. Khi trẻ có thể tự do đọc sách, các em thích sách nhiều chương và ít yêu thích truyện dài - chỉ khoảng ⅓ trẻ ở độ tuổi 12-17 nói rằng các em thích đọc truyện dài. 



Truyện tranh và tiểu thuyết có minh họa cũng bắt đầu thu hút sự quan tâm của trẻ từ 8 tuổi. Thể loại này có một sự hấp dẫn kỳ lạ vì dù là người đọc sách ít, vừa hay nhiều đều có mức độ yêu thích gần như ngang nhau.

Ngoài ra, tạp chí cũng nên được cân nhắc khi xây dựng thư viện. Vì khi trẻ trưởng thành, các em bắt đầu thích đọc tạp chí (tăng từ 9% ở nhóm tuổi 6-8 đến 19% ở nhóm tuổi 12-17), và tạp chí cũng được trẻ em da đen ưa chuộng hơn (22% so với 14%). Đồng thời, tạp chí cũng là hình thức duy nhất có tỷ lệ yêu thích của người đọc không thường xuyên cao hơn tỷ lệ người đọc thường xuyên (21% so với 13%). 

Mặc dù trẻ muốn đọc sách giấy (69%) nhưng áp dụng công nghệ để hỗ trợ việc đọc sách của trẻ cũng có nhiều lợi ích. 71% độc giả đồng ý rằng công nghệ giúp việc tìm kiếm sách dễ dàng hơn và 70% trẻ thường nghe sách nói đồng ý rằng việc này khiến các em thích “đọc” sách hơn. 


Khi trẻ được tự chọn sách, trẻ sẽ đọc nó 


Trong báo cáo về Việc đọc sách của gia đình và trẻ em kéo dài 13 năm, có một điều không đổi: khi trẻ được tự chọn sách, trẻ sẽ đọc nó. Theo nhân khẩu học, phần lớn trẻ (89%) đồng ý rằng những quyển sách yêu thích của các em là những quyển mà các em tự chọn lựa. 

Hơn nữa, gần 9/10 (89%) trẻ nói rằng các em thường đọc trọn quyển sách mà các em đã chọn và 8/10 (82%) trẻ nói rằng các em cảm thấy mãn nguyện khi hoàn thành một quyển sách. Mỗi lần câu hỏi này được hỏi trong báo cáo, thậm chí đối với những người ít đọc sách nhất, số liệu này luôn cho thấy ích lợi to lớn khi sự lựa chọn sách được trao cho tất cả trẻ em. 


“Nếu trẻ được chọn những quyển sách mà mình thích, trẻ chắc chắn sẽ thích đọc, muốn đọc chúng và tìm thêm nhiều quyển sách nữa để đọc.” - Phụ huynh của một trẻ 7 tuổi chia sẻ.


Nguồn: https://www.scholastic.com/readingreport/access-matters.html

Người dịch: Anh Thy

Post a Comment

0 Comments