Ba mẹ nên đọc sách cùng trẻ từ sớm
Những trẻ em được tiếp xúc với sách thường xuyên có khả năng tiếp thu nhịp điệu và cấu trúc ngôn ngữ. Các em sớm có thể bắt chước ngôn ngữ và điệu bộ từ ba mẹ và người chăm sóc của các em khi kể chuyện, đôi khi các em còn tự lật sách và nhẩm theo khi “đọc” tranh minh họa.
Dĩ nhiên chúng ta không thể đòi hỏi trẻ nhỏ phải học đọc và viết ngay tức thì, nhưng thông qua việc nghe đọc sách, các em sẽ phát triển những kỹ năng nền tảng cho việc đọc viết sau này. Khi bố mẹ đọc sách cùng trẻ nhỏ, chúng ta đang hỗ trợ việc đọc viết sơ khai nhất của các em vì:
- -
Ta giúp các em hiểu rằng tranh ảnh và
ngôn từ là những ký hiệu có thể hiểu được;
- -
Ta cho các em tiếp xúc với từ mới và nhờ
đó làm tăng vốn từ của các em;
- -
Ta cũng cho các em làm quen với các quy
ước đọc sách định dạng in ấn.

Trẻ em trong khoảng 15 – 20 tháng tuổi có thể nhận thức được chữ viết bên cạnh tranh ảnh. Trước 32 tháng tuổi, các em còn có thể rà ngón tay hoặc cả bàn tay theo theo từng dòng chữ và “đọc” thành tiếng các chữ ấy theo trí nhớ của các em (Schickedanz 1999). Mặc dù việc phải liên tục trả lời câu hỏi “Chỗ này đang nói gì?” của trẻ có thể khá đuối với các phụ huynh nhưng việc trẻ nhận thức được rằng tranh ảnh và chữ viết truyền tải một ý nghĩa nào đó là bước quan trọng trong việc đọc viết sơ khai của các em. Chúng ta cần hỗ trợ trẻ bằng cách trả lời bất cứ câu hỏi nào từ các em.
2. Làm tăng vốn từ vựng
Đọc sách sẽ mở rộng kho từ vựng đang đà phát triển của con bạn. Sách kể chuyện thường sử dụng từ ngữ theo cách khác với cách chúng ta sử dụng để giao tiếp hàng ngày. Sách nói chung cũng chứa những từ ngữ thường không xuất hiện trong các cuộc trò chuyện đời thường. Chẳng hạn, quyển sách “Ngôi nhà say ngủ” (The Napping House) sử dụng nhiều từ miêu tả giấc ngủ như ngủ say sưa, ngủ gà gật và ngủ lim dim. Đây là những từ mà cha mẹ ít khi dùng khi trò chuyện với trẻ con. Bằng việc nghe những từ mới trong bối cảnh câu chuyện và được giải thích thêm nhờ cha mẹ, trẻ sẽ phát triển khả năng đọc hiểu ngôn ngữ và sau cùng có thể biến những từ vựng mới ấy thành vốn từ giao tiếp của trẻ.
3. Nắm được các quy ước in ấn
Nhờ tiếp xúc sớm với sách, trẻ bắt đầu hiểu các quy tắc khi đọc sách viết bằng tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, trẻ từ rất nhỏ đã biết sách tiếng Anh phải đọc từ trước ra sau, từ trang bên trái sang trang bên phải và từ trên xuống dưới một trang. Sách được viết bằng các ngôn ngữ khác có những quy tắc in ấn khác. Trẻ biết rằng những quyển sách phải có tên (hay tựa) và được viết bởi các tác giả. Trẻ lớn hơn chút có thể hứng thú với những cuốn sách có cách trình bày phá cách – một quyển sách được đọc từ sau tới trước, từ phải sang trái, hoặc cứ xuống rồi lên theo từng cột trên một trang chẳng hạn.

- Mở rộng nhận thức của trẻ về thế giới quanh mình cũng như cách ứng xử, hành vi đầy lịch thiệp. Trong từng tập truyện lẻ, mèo Max thường trải qua hành trình gặp gỡ nhiều loài động vật cũng như các nơi chốn khác nhau, từ nhà ra đến thư viện và những không gian rộng mở bên ngoài.
- Kết nối trẻ với những trải nghiệm mà các em có thể đã từng trải qua, ví dụ như: những khó khăn khi muốn kết bạn mới, chuỗi hành động sửa soạn đi ngủ, sự kiên trì mà mình cần phải cố gắng để đạt được những mong muốn (ví dụ như giúp bạn chim bay).
- Hỗ trợ việc đọc viết sơ khai vì trẻ nhỏ bắt đầu tìm hiểu cách những câu chuyện và quyển sách “hoạt động”. Các câu chuyện của Mèo Max cho trẻ nhỏ cơ hội tìm hiểu về cấu trúc một câu chuyện (gồm 3 phần là mở, thân và kết; có nhân vật và tình tiết) và cách chữ viết và tranh ảnh truyền tải thông điệp của câu chuyện.
(Biên dịch: Anh Thy
Tổng hợp và biên tập: Q.
nguồn: National Association for the Education of Young Children )
0 Comments