![]() |
Tranh minh họa của Vy Le. |
Gần đây tôi trò chuyện với bạn mình về bộ phim của lfonso Cuarón. Roma và tôi đã tranh luận về nhịp điệu và phong cách kể chuyện của bộ phim. Cậu ta – một người Mỹ Ănglê, nghĩ rằng nó quá chậm, quá trực quan. Tôi lại cho rằng nó là một bộ phim đẹp đẽ gợi nhớ về quãng thời gian tôi lớn lên ở Mỹ Latin. Tôi bỗng nhận ra đây không chỉ là một cuộc tranh luận về phim ảnh, mà còn về những phong cách kể chuyện khác nhau.
Cuộc
trao đổi giữa chúng tôi phản ánh cách mà văn hóa tác động đến cách người ta phản
ứng với một câu chuyện, không chỉ nội dung cốt truyện mà còn phong cách kể câu
chuyện ấy.
Sự
khác biệt cực nhỏ ấy lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phim ảnh và sách
truyện, và nó cũng có ý nghĩa như vậy khi các nhà tiếp thị áp dụng chiến lược
truyền thông của họ đối với người Tây Ban Nha.
Lấy một
ví dụ vào năm 2014, tôi làm việc cho tổ chức Nextel nổi tiếng với dịch vụ bộ
đàm 2 chiều, ở vị trí Giám đốc Truyền thông Tiếp thị Thị trường Tây Ban Nha. Một
trong số các nhiệm vụ đầu tiên trong công việc mới của tôi là xem xét một chiến
dịch mới đã được phát triển cho thị trường chung và điều chỉnh nó cho phù hợp
thị trường Tây Ban Nha.
Ý tưởng
sáng tạo mới mẻ cho thị trường chung này được triển khai xuất sắc bởi đội ngũ
TBWA/Chiat, với câu khẩu hiệu là “Hoàn thành”. Nó tập trung vào một thực tế là
công nghệ nhấn-để-gọi 2 chiều của Nextel cho phép các doanh nghiệp hoạt động mượt
mà, trơn tru và hoàn thành nhiều việc hơn, nhanh hơn.
Tuy
nhiên, khi chúng tôi thử nghiệm ý tưởng này với những người tiêu dùng Tây Ban
Nha – được coi là những fan bự của dịch vụ Nextel, họ lại không sẵn sàng đón nhận
chiến dịch “Hoàn thành” này lắm. Lý do là họ cho rằng nó mô tả các mối quan hệ
cá nhân quá lạnh nhạt, thiếu sự đồng cảm và sự gắn kết giữa con người với nhau.
Tôi nhớ những bình luận từ các nhóm tiêu điểm như thế này: “Tôi chẳng muốn giao
lưu với ai đó trong công ty hay trong vòng tròn xã hội của mình (tương tự đối với
nhiều người Tây Ban Nha) chỉ để hỏi chuyện, nhận câu trả lời, rồi xong. Trước hết
tôi sẽ muốn hỏi họ đang làm gì; chúng tôi có thể tán dóc về thể thao hoặc một
thứ gì đó trên tivi, hay bàn về những đứa con và gia đình của chúng tôi và sau
đó mới đề cập tới công chuyện làm ăn. Đó là cách làm của chúng tôi, những người
Tây Ban Nha!”.
Nói
chung chúng tôi đã quyết định không chỉ đơn thuần chuyển ngữ chiến dịch “Hoàn
thành” này thành “Hecho” (nghĩa là “Hoàn thành” trong tiếng Tây Ban Nha) mà
thay vào đó sẽ sửa đổi lợi ích của dịch vụ từ “giải quyết vấn đề nhanh chóng”
sang “sức mạnh của sự tức thì”. Bộ đàm của Nextel sẽ kết nối người tiêu dùng với
nhu cầu của họ ngay tức thì, vậy nên câu khẩu hiệu của chiến dịch lúc này là
“Ya” (nghĩa là “Ngay lúc này” trong tiếng Tây Ban Nha). Sự thay đổi này tạo nên
thành công vang dội và trở thành một case study cho ngành công nghiệp tiếp thị.
Và đó cũng là sự khởi đầu của cú chuyển đổi từ việc chỉ dịch thuật đơn thuần
sang marketing định hướng văn hóa mà ngày nay vô cùng phổ biến trong ngành
chúng tôi.
Tôi từng
hỏi đồng nghiệp của mình Angela Rodriguez – một chuyên gia trong lĩnh vực
marketing định hướng văn hóa, để tìm hiểu thêm về tác động mà văn hóa tạo ra
trong việc kể chuyện.
“Kể chuyện là điểm cốt lõi của văn hóa. Nó là cách lịch sử được truyền lại, phong tục được định hình và truyền thống được phổ biến đến một nhóm người. Văn hóa chung bắt nguồn từ truyền thông giao tiếp chung. Những câu chuyện mà một nhóm kể cho biết những gì mà một nền văn hóa xem trọng.”
Rodriguez cũng nói thêm: “Nhưng đó không chỉ là câu chuyện truyền tải văn
hóa mà họ chọn kể, mà là cách họ đã lựa chọn để kể những câu chuyện đó. Họ
có nắm được trọng tâm không? Họ có kể chậm lại, nhấn nhá ở một số chi tiết
không? Bối cảnh quan trọng như thế nào so với kết quả?”.
Khi
chúng ta xem lại những điểm khác biệt trong các tác phẩm kinh điển từ những góc
nhìn văn hóa khác nhau, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được ý của Rodriguez. Việc xem
xét các tiểu thuyết xuất sắc dành cho thiếu nhi cuối thế kỷ 19 từ 2 nền văn hóa
Ănglô khác nhau, chẳng hạn như “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer” của người
Mỹ và “Alice ở xứ sở thần tiên” của người Anh, sẽ giúp chúng ta hiểu sâu về những
điều rất khác nhau mà người của 2 nhóm nói cùng ngôn ngữ này trân trọng. Tom
Sawyer thể hiện một hướng tiếp cận đậm chất Mỹ: trình bày nguyên nhân và kết quả
thông qua các bài học và giải pháp đạo đức cuối cùng. Sau cùng, Tom đã trưởng
thành, và biết chấp nhận những điều cậu ấy không thích.
Trong
khi đó, “Alice ở xứ sở thần tiên” không có một tham vọng như thế. Nó bỏ tất cả
những bài rao giảng đạo đức lại đằng sau và tạo ra một thế giới kỳ ảo chỉ để
người đọc được thỏa sức tận hưởng. Cuối cùng, sự kỳ ảo, và Alice đều vẫn tiếp tục
hạnh phúc trong đời thực.
2 ví dụ
trên đều tương phản khi chúng ta xét đến nền văn học Mỹ Latin – vốn không có
tác phẩm “kinh điển” nào dành cho giới trẻ. Các tiểu thuyết của Mỹ Latin thường
có số lượng độc giả lớn tuổi và trẻ tuổi ngang nhau. Một trong những tác phẩm lừng
lẫy của Mỹ Latin là “Trăm năm cô đơn” của Gabriel García Márquez. Câu chuyện kết
thúc đột ngột và khá vô nghĩa sau hàng loạt trang đầy các ẩn dụ vòng vo, hệt
như cách mà người Mỹ Latin giao tiếp.
Cách ẩn
dụ yêu thích của người Mỹ Latin mang phong cách giao tiếp hình kim tự tháp ngược
của các nền văn hóa. Đó là họ sẽ trình bày tất cả mọi thứ về bối cảnh và các sự
kiện liên quan trước khi nói vào trọng tâm. Phong cách này trái ngược với hầu hết
các nền văn hóa Ănglô khác - xem “thời gian là tiền bạc” và do đó, đòi hỏi phải
nói vào chuyện chính trước.
Điều
này cuối cùng cũng dẫn chúng tôi tới điểm cốt lõi, sau một chút vòng vo theo
phong cách điển hình của người Mỹ Latin. Đó là các nhà tiếp thị phải hiểu
phương pháp giao tiếp của phân khúc khách hàng mà họ trò chuyện và thuê những
chuyên gia không chỉ nói cùng ngôn ngữ với họ mà phải có cả phong cách của họ.
“Nếu chúng ta nói chuyện với một người bằng ngôn ngữ mà người đó hiểu được, điều đó sẽ đi vào đầu anh ta. Còn nếu chúng ta nói chuyện với một người bằng ngôn ngữ của người đó, điều đó sẽ đi vào trái tim của anh ta.”
0 Comments