Vì sao trong sách thiếu nhi có nhiều động vật thế nhỉ?

 Đây thật sự là một thắc mắc mà chúng mình tin rằng nhiều người cũng đã tự hỏi bản thân. Vì sao thế nhỉ?

Các cô thủ thư tạm nghĩ ra các lý do sau và nhờ các bạn đọc bổ sung thêm các kiến giải ở phần comment nhé.

Truyện "Chiến công của Chuột nhỏ", phỏng theo truyện Chuột và Sư tử của Aesop


1. Xét về lịch sử kể chuyện, chúng ta đã bắt đầu dùng động vật làm nhân vật trong các truyện kể có lẽ từ thời Aesop. Các sách viết rằng Aesop vốn là một người nô lệ và trong lúc làm lụng vất vả, ông nghĩ ra các câu chuyện kể ngụ ngôn thể hiện sự quan sát của ông về các bài học trong cuộc sống. Như vậy khi xét về bối cảnh sống, hoàn cảnh của Aesop, việc nhân cách hóa động vật là một biện pháp mà Aesop đã lựa chọn để đảm bảo sự an toàn và tính linh hoạt khi chuyển tải thông điệp trong các câu chuyện.


2. Động vật trong các câu chuyện thiếu nhi thường được gán sẵn các đặc tính, đặc điểm. Ví dụ chuột nhắt thì nhát gan, sư tử thì nóng tính (ví dụ truyện “Chuột và Sư tử), Cáo thì tinh ranh, Thỏ thì láu táu (ví dụ Thỏ và Rùa),… Những đặc tính này tạo ra sự ổn định về hình tượng nhân vật. Càng về sau chúng càng trở thành một dạng “hình mẫu nhân vật” và rất dễ sử dụng cho cả người sáng tác lẫn độc giả nhí.


3. Khi sử dụng động vật làm nhân vật trong các câu chuyện, tác giả có thể mạnh dạn trình bày đến những vấn đề “khó” như các thói xấu, các cảm xúc mạnh, các vấn đề phức tạp trong xã hội… Đặc tính về sự tạo hình nhân vật khi được nhân cách hóa khiến cho động vật trở nên đáng yêu, hài hước và vì thế giảm bớt sự nặng nề, đáng sợ khi tác giả đề cập đến những vấn đề khó.


4. Việc nhân cách hóa động vật trong sách thiếu nhi cũng là cách để giúp thế giới quan của trẻ em được mở rộng, đa dạng và giúp các em thấy gần gũi, dễ thấu hiểu hơn thông điệp của sách.

Post a Comment

0 Comments