(𝑏𝑎̀𝑖 𝑑𝑜 Đ𝑢̉𝑛𝑔 Đ𝑖̉𝑛ℎ Đ𝑜̣𝑐 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑑𝑖̣𝑐ℎ, 𝑡𝑜́𝑚 𝑡𝑎̆́𝑡 𝑡𝑢̛̀ 𝑡𝑟𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑎𝑝𝑝𝑦𝑦𝑜𝑢ℎ𝑎𝑝𝑝𝑦𝑓𝑎𝑚𝑖𝑙𝑦. 𝑉𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑔ℎ𝑖 𝑟𝑜̃ 𝑛𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑘ℎ𝑖 𝑐𝑜𝑝𝑦)
Bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con trở thành người tử tế và giàu lòng trắc ẩn. Theo một nghiên cứu công bố trên trang Washington Post cùng một số trang khác, thì “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Trẻ em thường có xu hướng bày tỏ sự cảm thông từ khi còn rất nhỏ, trước cả khi bố mẹ chỉ dạy cho các em. Ví dụ:
- Các bé khoảng 6 tháng tuổi đã bộc lộ khá rõ sự ưa thích những hành động tử tế, giúp đỡ và bày tỏ thái độ chống đối những hành vi xấu tính.
- Các bé 3 tuổi có thể rất ngoan và đồng ý chia sẻ những đồ chơi yêu thích cho bạn bè.
- Khi có cơ hội để tỏ ra tử tế với mọi người, trẻ em thường cảm thấy hân hoan, vui hơn là làm những việc chỉ mang lại lợi ích cho mỗi mình các em thôi.
𝐍𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐫𝐨̂̀𝐢, 𝐛𝐨̂̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̣𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 đ𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐡𝐚𝐲…
Sự đổi thay này diễn ra ngay vào lúc chúng ta gửi các bé đi học. Tờ Washington Post cho biết rằng lúc trẻ em đi học vào lúc 5 tuổi, các em bắt đầu chuyển từ sự vị tha vốn bẩm sinh sang sự ích kỷ.
Nhưng vì sao lại có mốc thay đổi vào giai đoạn khoảng 5 tuổi này nhỉ? Đó là vì đây chính là thời điểm trẻ được tham gia vào một môi trường tập thể có trẻ em khác. Môi trường đó tạo ra nhiều tương tác phức tạp và trẻ bắt đầu trêu chọc nhau, biểu lộ các cảm xúc mạnh, bắt đầu học cách tạo nhóm và gây áp lực lên cá thể.
Đó chính là lúc mà sự tử tế vốn có bẩm sinh trong các em trải qua đợt thử thách với đời sống thực tế.
Vì thế bố mẹ và thầy cô 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐡𝐨̂̃ 𝐭𝐫𝐨̛̣ 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐢 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐧𝐚̀𝐲 bằng cách bồi đắp và giáo dục cho con về tính thiện và lòng nhân ái. Điều này rất quan trọng vì giai đoạn 4-7 tuổi chính là thời điểm cực kỳ then chốt trong việc tiếp nhận và hình thành thói quen cũng như nhân cách của các em
Các nhà nghiên cứu ở đại học Harvard gợi ý một số phương pháp như sau để chúng ta hỗ trợ các em:
• 𝐍𝐡𝐚̆́𝐜 đ𝐢 𝐧𝐡𝐚̆́𝐜 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̉ 𝐭𝐞̂́ 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 đ𝐮̛́𝐜 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐮𝐨̣̂c đ𝐨̛̀𝐢.
• 𝐓𝐚̣𝐨 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐜𝐚́𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̉ 𝐭𝐞̂́, 𝐜𝐡𝐚̆𝐦 𝐬𝐨́𝐜 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐡𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̀𝐲
• 𝐊𝐡𝐞𝐧 𝐧𝐠𝐨̛̣𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐤𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 𝐤𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐬𝐚́𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 đ𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨́ 𝐤𝐡𝐚̆𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐧𝐠𝐚̣𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜..
Nghe qua những việc này đúng là tuy dễ mà lại khó vì không phải lúc nào bố mẹ cũng theo sát được quá trình này. Tuy nhiên may thay, chúng ta có được một công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp thực hiện được cả 3 phương pháp nêu trên, đó chính là: 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑢 𝑛ℎ𝑖 𝑐𝑜́ 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑑𝑢𝑛𝑔 𝑣𝑒̂̀ 𝑠𝑢̛̣ 𝑡𝑢̛̉ 𝑡𝑒̂́.
𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 đ𝐨̣𝐜 𝐬𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐞𝐦 𝐧𝐠𝐡𝐞 𝐯𝐞̂̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐮̛̉ 𝐭𝐞̂́ 𝐥𝐚̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠?
Khi chúng ta đọc những sách có chủ đề về sự tử tế, lòng trắc ẩn, nhân ái cho trẻ em và cùng trò chuyện với các em về nội dung sách thì đồng thời chúng ta thực hiện được những việc sau:
• Chúng ta gửi cho các em được thông điệp về tầm quan trọng của lòng nhân ái và tử tế trong đời sống này.
• Chúng ta cho trẻ em cơ hội để thực tâp việc nhìn nhận vấn đề từ những góc nhìn khác nhau, từ đó giúp các em hiểu thêm về quan điểm, khó khăn, nỗi lòng của người khác.
Thêm vào đó, đọc sách và hiểu được những thông điệp trong sách là cách giáo dục hiệu quả hơn nhiều so với việc giảng giải đạo lý suôn khô khan. Một bài báo trên tờ The New York Times cho hay rằng các lời răn dạy kiểu cũ thường mau chóng đi vào tai này ra tai kia nhưng khi được đọc sách, não của chúng ta mô phỏng lại các tình huống diễn ra trong sách, như thể mình nhập vai vào trong câu chuyện. Như vậy tức là đọc sách về chủ đề lòng nhân ái giúp cho trẻ nhập vai vào tình huống truyện, nơi trẻ có thêm một trải nghiệm và hiểu thấu những mặt đa diện của vấn đề.
Bố mẹ và các thầy cô giáo có thể hỗ trợ cho các em bằng cách bắt đầu 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐫𝐚 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐝𝐚𝐧𝐡 𝐬𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐚́𝐜 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐜𝐨́ 𝐜𝐡𝐮̉ đ𝐞̂̀ 𝐯𝐞̂̀ 𝐥𝐨̀𝐧𝐠 𝐭𝐮̛̉ 𝐭𝐞̂́ 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐚́𝐢. Chúng mình bắt đầu bằng một vài tựa sách có trong hình dưới đây, mọi người hãy cùng comment để chia sẻ thêm cho nhau cùng biết và cùng làm dài ra danh sách những quyển sách hay cho trẻ em về lòng tử tế nhé.
0 Comments